Kinh Nghiệm Chọn Nhà Sản Xuất Âm Nhạc (Music Producer) Phù Hợp
Quá trình sản xuất âm nhạc đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp của một nghệ sĩ. Hay nói cách khác, nếu quá trình này không suôn sẻ, cả sự nghiệp của bạn sẽ tan thành mây khói trong chớp mắt. Dù các ca khúc của bạn có hay đến đâu hay bạn xuất chúng đến mức nào, cần phải có một ai đó biến những điều trên trở thành một kiệt tác. Và đó là lúc bạn cần tìm cho mình một music producer (MP - nhà sản xuất âm nhạc) có chuyên môn cao. Đừng lãng phí tiền bạc cho bất cứ MP tay mơ nào.
Chọn lựa MP chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Âm nhạc của bạn phải mang bản sắc riêng của bạn, MP cần phải là những người phối hợp được ăn ý với bạn, xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra và điều bạn kỳ vọng nhận được. Nếu không tìm được MP có những điều trên, thì bạn chắc chắn sẽ phải hứng chịu những rủi ro không hề mong muốn.
MP cần phải hiểu được âm nhạc của bạn:
Trong quá trình liên hệ với các MP khác nhau, hãy note lại những người mà bạn cảm thấy như họ thật sự quan tâm đến bạn. Họ là những người thể hiện được niềm đam mê ngay trong thái độ và giọng nói của mình. Một MP giỏi là người có thể tạo ra được nền tảng vững chắc cho khả năng âm nhạc của bạn, cũng như có thể tìm hiểu những nét khác biệt giữa sản phẩm âm nhạc của bạn ở hiện tại và ở quá khứ, đánh giá bạn thông qua những nghệ sĩ mà bạn được truyền cảm hứng, và cuối cùng là hỏi bạn những câu hỏi liên quan đến âm nhạc để định hình được chất liệu mà bạn đang tìm kiếm. Những điều này cũng chính là các bước quan trọng nhất khi tìm MP. Hãy yêu cầu những nhà sản xuất âm nhạc mà bạn đang có ý định làm việc cùng gửi cho bạn các đường link thông tin các nghệ sĩ mà họ đã từng hợp tác trước kia. Bên cạnh đó, cũng nên yêu cầu họ gửi các bản demo của các bài hát tiềm năng, và rồi đánh giá khả năng của họ dựa trên những bản demo này.
MP có phong cách âm nhạc riêng phù hợp với bạn không?
Một vài MP có phong cách âm nhạc đặc trưng, có thể làm nổi bật tất cả các nghệ sĩ mà họ hợp tác. Dù có ý định làm việc với ai đó dựa trên âm thanh hay không thì đây cũng là một điều đáng lưu ý. Tôi tin rằng đây là một tín hiệu tích cực, hệt như việc có thêm thành viên ở trong nhóm vậy. Bạn sẽ biết được tài năng mà họ có ngay từ những phút ban đầu trước khi tiến hành quá trình sản xuất âm nhạc.
Một số MP rất hứa hẹn về cách input sáng tạo của họ
Một tranh cãi phổ biến nhất chính là việc MP áp đặt các nghệ sĩ hay ban nhạc. Việc này phụ thuộc vào việc bạn cho phép họ kiểm soát mình tới đâu, dù một vài người cho rằng điều này giúp các nghệ sĩ phát triển sự nghiệp hơn.
Quay trở lại với vấn đề “thêm bạn thêm vui” ở trước, các MP chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ bạn và nên hoàn toàn khách quan vì họ chưa quen với thể loại âm nhạc của bạn. Một lần nữa, đây không phải là điều xấu và có thể giúp bạn nâng cấp sự nghiệp và trình độ của mình lên hẳn một tầm cao mới.
Công đoạn phỏng vấn qua điện thoại:
Trong quá trình tuyển chọn MP, việc liên hệ và trao đổi với các MP cũng rất quan trọng. Đừng chỉ phụ thuộc và email và các tin nhắn (video call có lẽ sẽ là lựa chọn còn tốt hơn).
Hãy đặt lịch gọi điện trao đổi trong vòng 30 phút hoặc hơn, cùng với band của bạn. Họ sẽ rất hân hạnh khi được trao đổi trực tiếp với bạn và band về album. Nên bàn về sonic direction, định hướng sản xuất, nguồn nhạc, timeline, không gian studio. Từ cuộc trao đổi này, bạn đã có thể quyết định đâu là Mp phù hợp với bạn nhất. Tương tác là rất quan trọng khi làm việc cùng nhau.
Studio
Đối với nhiều trường hợp của các nghệ sĩ và band nhạc mới nổi, MP có thể là kỹ sư âm nhạc của một studio địa phương, nhưng hãy đảm bảo bạn đã tìm hiểu về những studio đó. Hãy check những bức ảnh online và liên hệ với những nghệ sĩ khác (những người đã từng làm việc ở các studio này), hỏi họ những trải nghiệm cá nhân.
Thiết bị
“Nhìn kìa, họ không có mastering compressor X! Chúng ta không thể thu âm tại đây được!” Mộ tranh cãi khác chính là về thiết bị. Ngày nay thì điều này không còn quan trọng những. Dĩ nhiên là một studio với những thiết bị âm nhạc tối tân là điều rất tốt, miễn là bạn có thể chi trả để làm điều đó. Nhưng gần đây, rất nhiều studio tại gia vẫn đang xuất bản được hàng trăm các bản thu chất lượng cao mà không cần đến sự trợ giúp của các thiết bị đó. Hãy trực tiếp nghe bản thu trước khi đánh giá thiết bị mà họ dùng
Timeline thu âm
Đảm bảo bạn đã trình lên một bản cứng timeline, bao gồm tiến trình từ pre-production, production, mixing và cuối cùng là mastering. Nếu chưa thân thuộc với những thuật ngữ trên, thì dưới đây là phần giải thích.
Pre-production: Đây là bản demo của ca khúc. Ở bước này, ca khúc của bạn sẽ được kiểm duyệt và đưa ra các nhận xét quan trọng về arrangement, và songwriting (nhiều sản phẩm âm nhạc pre-production của chúng tôi sử dụng drum machine trước khi thu) Pre-production có thể diễn ra ngay tại studio với MP hoặc bạn có thể làm điều này tại nhà nếu bạn là người thu âm chính ca khúc của mình
Production: Đây là bước ca khúc của bạn được bổ sung các hiệu ứng, synths, keyboards, guitars,...Với các band và nghệ sĩ thì bước này không quan trọng lắm, bởi âm nhạc thì nên giữ đơn giản và không cần thiết phải thật sự hoàn hảo.
Mixing: Ca khúc của bạn đã được cân bằng. Hãy tưởng tượng mixing là giai đoạn cân bằng âm lượng các nhạc cụ khác nhau trong ca khúc.
Mastering: Bước cuối - ở đây, các ca khúc của bạn sẽ được chỉnh sửa vừa vặn để có thể cho chất lượng âm thanh tốt trên mọi loại loa.
Việc lên timeline giúp bạn có thể kiểm soát được mọi thứ thật trơn tru. Điều duy nhất mà bạn không cần kiểm soát chỉnh là phần phát hành bị delay bởi MP của bạn có thể vẫn đang mix album cả tháng sau.
Hãy đón nhận tất cả các kỹ thuật thu âm khác nhau
Nếu là người kỹ tính nhất về khoản audio trong band, thì lần này hãy rộng lượng một chút. Trừ khi bạn có tên trong phần back up, còn không thì hãy lắng nghe theo lời của kỹ sư âm nhạc. Bên cạnh đó, nếu có kinh nghiệm và kiến thức về thu âm dày dặn, tại sao không thử trực tiếp ngồi nhận xét. Có một kỹ thuật có tên gọi là Recorderman mà chúng tôi đã từng sử dụng trong quá trình thu âm album thứ 2. Thật không may, chúng tôi chưa từng sử dụng lại kỹ thuật này thêm bất cứ một lần nào nữa, nhưng tôi nghĩ rằng vấn đề này nằm ở drum và dampening.
Chuẩn bị kỹ càng
Giờ thì bạn đã chọn được MP cho mình, đã đến lúc chuẩn bị cho buổi thu âm. Bạn cần phải luyện tập thật kỹ: thuộc lòng lời bài hát và bắt nhịp thật tốt. Bạn chính là người đóng vai trò quan trọng nhất đối với phần thu âm, nên đừng lãng phí tiền bạc hay thời gian của bất cứ ai tại studio. Nên nhớ, bạn đang dùng tiền của mình.
Xem thêm: