9 Bộ Mic Trống Tốt Nhất (Drum Microphone Kit)
Nếu bạn đang tìm kiếm cách ghi âm lại các lần chơi của mình, khả năng cao là là bạn sẽ cảm thấy khá rối rắm vào ban đầu. Đừng lo, không phải mỗi mình bạn trải qua cảm giác này đâu. Có hàng ngàn các tay trống khác cũng đang muốn học cách để ghi âm lại các bản chơi của họ, ghi hình video YouTube hoặc thậm chí đem theo microphone vào những buổi chơi live. Dù có thể mua microphone riêng, nhưng mua theo kit thì lại mang đến cả một tá các ưu điểm khác. Drum micro kit đa dạng về chất lượng và kích cỡ. Tôi đã rất cố gắng để chọn ra đâu là sản phẩm tốt nhất với mức giá phải chăng nhất. Tuy vẫn luôn có những option đắt tiền nhất nhưng tôi sẽ đề cập đến những sản phẩm này sau. Tất cả các nhà sản xuất microphone mà tôi nhắc đến dưới đây đều sản xuất những sản phẩm chất lượng mà tôi đều đã từng dùng hoặc đang dùng. Có thể sẽ hơi khó khăn một chút để chọn ra được kit phù hợp nhất với bạn, nhưng tôi đã đảm nhiệm điều này thay bạn rồi.
1. Earthworks DX7
Nếu đang tìm kiếm micro cho trống có chất lượng tốt, không đâu xa chính là Earthworks DX7, sản phẩm này đã được Adam Tuminaro của the Orlando Drummer xác nhận. Nó đáp ứng tất cả những gì bạn cần ở một chiếc micro bộ trống 3 tom. Micro được đựng trong case nhỏ gọn chống shock, và có độ nhạy cao và siêu nhanh. Nó ghi lại âm thanh một cách chi tiết, hoàn toàn phù hợp với các buổi ghi live hoặc tại studio. Earthworks DX7 là sự lựa chọn trên cả tuyệt vời.
2. Telefunken DC7 Drum Microphone Package
Telefunken DC7 Drum Microphone Package là sản phẩm khởi đầu tuyệt vời dành cho những bộ trống 5 món. M82 đem lại âm thanh kick khác biệt, micro của snare và tom cũng cho âm thanh tốt mà không phải hi sinh bất kỳ tính năng nào. Overhead với tần số cao giúp gia tăng thêm chất lượng cho các bản thu của bạn, các set cáp luôn sẵn sàng để bạn khai thác toàn bộ các tiềm năng vô tận của Telefunken DC7 Drum Microphone Package.
3. AKG Drum Set Premium 8-Piece Microphone Set
AKG Drum Set Premium 8-Piece Microphone Set tái hiện âm thanh một cách chi tiết đến khó tin, dù ở là ở trong studio hay các buổi diễn live. Sản phẩm bao gồm D12 VR bass drum micro giúp gia tăng độ bass trầm, trong khi cặp C214 condenser đi kèm ghi lại tất cả các chi tiết của overhead. C451 hi-hat micro cho âm thanh hi-hat hệt như thật, và bốn micro D40 nhạc cụ phù hợp hoàn hảo với các trống tom và snare. Toàn bộ kit được đựng trong case tráng nhôm. Với AKG Drum Set Premium 8-Piece Microphone Set, bạn có thể ghi lại toàn bộ các nhịp điệu của trống với độ chi tiết kinh ngạc.
4. Heil Sound HDK-8 Drum Micrphone Kit
Heil Sound là nhà sản xuất hàng đầu về micro kể từ năm 1982. Heil Sound HDK-8 Drum Micrphone Kit là kết tinh của quá trình 2 năm ròng rã đồng hành cùng các tay trống và chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ bởi chất lượng của nó. Heil Sound HDK-8 Drum Micrphone Kit bao gồm 1 Heil PR-22 Kick Drum Mic, 1 Heil PR-30 Tom Mic, 2 Heil PR-31 Snare Mic, 4 Heil PR-35 Overheads. Heil Sound HDK-8 Drum Micrphone Kit hứa hẹn đem đến cho bạn những trải nghiệm độc đáo bất tận. Hãy đặt mua ngay hôm nay!
5. CAD Audio Stage7
CAD Audio Stage7 là một trong những loại micro đầu tiên tôi từng sử dụng hồi mới chập chững bước vào thế giới nhạc cụ. CAD Audio Stage7 cung cấp đủ lượng micro dể ghi âm được âm thanh của một bộ trống 5 món standard, bao gồm các micro cho kick, snare, 3 tom và stereo overhead. Nếu đang muốn gia tăng tính cộng hưởng phòng thì bạn sẽ cần mua thêm vài micro khác. Tôi không thể tưởng tượng được việc sử dụng CAD Audio Stage7 ngày nay, nhưng khi mới chơi, đây là một set hoàn hảo. Chúng không có âm thanh tuyệt vời như những sản phẩm khác, đương nhiên rồi, nhưng với mức giá thì quá ổn. Trong tất cả các kit mic, loại micro có chất lượng nổi trội hơn cả là micro kick.
Pack gồm các giá đỡ, cáp và kẹp, nên bạn sẽ không cần phải mua thêm bất cứ phụ kiện ngoài nào.
6. Shure DMK57
Chưa có sản phẩm nào đạt đến độ linh hoạt và bền bỉ như Shure DMK57. Tôi cá rằng bạn sẽ sử dụng Shure DMK57 trong cả cuộc đời của mình. Đối với tôi, sẽ thật là thiếu sót nếu không đề cập đến ít nhất 3 chiếc SM57 trong danh sách sách của mình. Sản phẩm chỉ gồm 4 micro và bạn sẽ cần phải mua cặp overhead riêng, nhưng 4 micro kia có chất lượng âm thanh tuyệt vời, không một ai có thể phủ nhận được điều đó. Chúng phù hợp với trống snare, tom, cáp và kể cả hi-hat. Hiện tại tôi chưa dùng Shure DMK57 nhưng tôi đã từng mua toàn bộ các micro của kit và sử dụng chúng một cách riêng biệt. Giá như biết được mình sẽ mua một số lượng lớn các micro của hãng như thế này thì tôi đã mua cả kit.
7. Sennheiser Drum Kit 600
Thương hiệu này xứng đáng nhận được sự ủng hộ cao hơn, cá nhân tôi cho là vậy, ít nhất là với các micro drum live. Trừ khi bạn muốn làm mọi thứ thật hào nhoáng bằng cách chơi ở những đấu trường và lưu diễn bằng xe buýt, thì âm thanh của bộ kit này chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Kit bao gồm: 1 e620-II micro kick drum, 4 e604 micro tom/snare, 2 e614 overhead mic.
Vì sao lại có rất nhiều các nghệ sĩ làm việc trong bar và club sử dụng e604s? Bởi chúng nhỏ gọn và siêu bền. Chúng cũng cho âm thanh tuyệt vời chứ, đương nhiên là thế rồi.
Cá nhân tôi không khuyến khích sử dụng sản phẩm này trong studio, nhưng nếu muốn thì cũng không sao, mọi thứ vẫn khá ổn, chỉ có điều cần đến sự trợ giúp của Slate Trigger.
8. Sabian Sound Kit
Tôi đã nghe rất nhiều về Sabian Sound Kit trên các diễn đàn trống gần đây. Phải nói rằng, tô khá nghi ngờ về sự hot của sản phẩm này. Đầu tiên là việc các thợ cymbal đang bán cả micro lẫn mixer. Và chúng phải có giá rẻ, phải chứ? Sabian Sound Kit bao gồm 3 mic: 1 kick micro và 2 overhead mic. Các micro này sau đó được kết nối với Sabian mixing board, với 3 đầu XLR input, bạn nên nhớ kỹ điều này. m thanh của micro thì không có gì đặc biệt cho lắm.
Ưu điểm: Sự đơn giản. Tôi không thể nghĩ ra được bất kỳ lý do nào khác nữa. Có thể là bạn sẽ không cần phải mua thêm audio interface nữa chẳng hạn.
Nhược điểm: Chúng ta đều biết Sabian là thương hiệu mới trong thị trường. Sản phẩm của họ có thể phù hợp với những tay trống mới chơi hơn.
9. Audix Studio Elite 8
Audix là một thương hiệu lớn khác trong thị trường micro trống. Sản phẩm Audix Studio Elite 8 bao gồm 8 micro thu âm. Những chiếc micro này có giá cao hơn một chút so với những sản phẩm phía trên, nhưng nó vô cùng linh hoạt. Pack bao gồm những loại micro sau:
Audix D6: micro cho trống kick và floor tom
Audix i5: micro snare
Audix D4: micro floor tom
Audix D2: phù hợp cho rack tom
Audix SCX25A (2 chiếc): dành cho overhead
Audix SCX1: dành cho hi-hat
Khá nhiều người dùng đã phản ánh rằng D6 có quá nhiều pre-eq, dẫn đến việc âm thanh bị thay đổi sẵn, nhưng tôi nghĩ rằng D6 phù hợp với trống kick hơn. Nếu bạn muốn sở hữu âm thanh tự nhiên hơn, hãy bỏ qua D6, bởi D6 hoạt động tốt với các giai điệu của nhạc rock và metal hơn. Đối với snare, i5 qua tuyệt vời, nhưng nếu đặt nó cạnh SM57 thì tôi không biết nên ưu ái cái nào hơn, cả hai đều có chất lượng ngang tầm nhau. Các kẹp rim dùng để gắn micro vào trống có chất lượng tốt - tốt hơn nhiều so với những chiếc kẹp của những hãng khác
Kit micro cho việc thu âm tại nhà: Nếu đang có dự định thu âm tại nhà cho những bản demo của band hoặc các video YouTube, thì việc lựa chọn micro sẽ hơi khác một chút so với việc chọn micro cho các buổi diễn live. Chất lượng âm thanh sẽ được quyết định bởi một vài yếu tố dưới đây:
- Drum kit bạn sử dụng để thu âm
- Việc bạn đã thay mặt hay chưa
- Không gian thu âm
- Loại mic
- Kỹ năng của bạn
- Kỹ năng sử dụng âm thanh và phối khí
- Audio interface và preamp mà bạn sử dụng
Bạn có thể gặp khó khăn với việc thu âm lần đầu tiên, điều ấy là không thể tránh khỏi. Và việc làm quen với không gian audio digital là một thử thách lớn, nên tôi nghĩ bạn nên bắt đầu một cách thật chậm rãi và xem một vài video trên YouTube.
Cần đến gear và hardware để bắt đầu thu âm trống: dưới đây là những thứ quan trọng cơ bản mà bạn chắc chắn sẽ cần đến để thu âm tại nhà:
Drum kit
Máy tính: PC hay Mac đều được
Audio interface: công cụ này chuyển đổi tín hiệu analog từ micro thành format điện tử để máy tính có thể hiểu được. Hãy mua AI 8 kênh nhé
Digital audio workstation: tôi chắc chắn rằng bạn đã nghe đến Pro Tools. Phần mềm này cho phép người dùng chỉnh sửa và chuyển đổi tất cả các bản thu. Bất cứ các phần mềm nào khác đều ổn, miễn là bạn thoải mái với chúng. Tôi sẽ không ủng hộ việc bạn dùng Audacity, vì phần mềm này không phù hợp với việc thu âm nhiều track.
Kit mic
Thời gian: Vì việc thu âm không phải là một quá trình dễ dàng. Bạn sẽ cần phải tỉ mẩn và tập trung tuyệt đối khi học cách thu âm. Không phải nói quá nhưng có lẽ bạn sẽ cần đến 10,000 giờ học cần mẫn thì mới thành thạo được kỹ năng này.
Chất lượng trống ảnh hưởng đến việc thu âm:
Dù sở hữu chiếc micro đắt tiền nhất trên thế giới và căn phòng thu âm đạt chuẩn, nhưng nếu bộ trống của bạn có chất lượng kém thì việc thu âm sẽ khá tệ. Tôi cũng đã đề cập đến tầm quan trọng của việc thay các mặt trống. Điều này cũng rất quan trọng, và mọi người cần chú ý đến vấn đề này nhiều hơn. mặt sẽ dần mất độ phản hồi sau một khoảng thời gian dài sử dụng
Môi trường thu âm không ảnh hưởng tới chất lượng thu âm:
Bạn chỉ cần chú ý sử dụng các loại micro phù hợp với môi trường. Nếu đang không biết close và distance miking là gì, hãy cứ đọc tiếp bài viết này. Trong trường hợp thu âm tại phòng ngủ, hãy di chuyển bộ trống xung quanh để tìm được nơi cho âm thanh tốt nhất trong phòng. Một tip nhỏ là bạn có thể cầm riêng floor tom đi xung quanh phòng và gõ vào nó liên tục cho đến khi bạn tìm ra được nơi cho resonance low-end tốt nhất. Còn nếu phòng thu của bạn là tầng hầm, tôi nghĩ bạn hãy thử chuyển động các tấm chăn và đặt chúng cách dưới các thanh giá đỡ 4 đến 5 feet. Điều này sẽ giảm thiểu việc âm thanh bị dội lại từ các bức tường trong hầm
Close miking và distance miking:
Hãy sớm làm quen với hai thuật ngữ này bởi bạn sẽ tận dụng cả hai kỹ thuật này trong quá trình thu âm. Tuy có thể sử dụng một trong hai kỹ thuật trên tùy thuộc vào từng tình huống khác nhau, nhưng các bản thu âm tốt đều cần đến việc vận dụng cả hai kỹ năng. Close miking chỉ việc micro đặt gần các nhạc cụ hoặc các nguồn âm thanh. Ví dụ như chiếc SM57 được đặt ngay phía trên cùng bên phải của trống snare. Các ví dụ khác của close micro bao gồm việc đặt micro gần trống tom, micro vocal, tủ guitar và trên nhiều các loại nhạc cụ khí và brass khác, chưa kể đến tất cả các trường hợp khác của close mic. Khoảng cách đặt micro không quá 12 inch
Close miking lợi thế vì 2 mục đích chính sau đây:
Nó cách biệt tín hiệu micro ra khỏi âm thanh ồn của môi trường ngoài
Nó cách biệt tín hiệu micro ra khỏi âm thanh của các loại nhạc cụ xung quanh
Âm thanh của drum set khá lớn và có rất nhiều các nhạc cụ khác cũng xen lẫn vào. Chiếc SM57 thường được dùng như micro trống snare, bởi nó cách âm hi-hat khá tốt. Các cymbal này thường được đặt gần trống snare nên việc tách chúng ra là rất cần thiết.
Distant miking là việc luyện tập thu âm nguồn âm thanh ở khoảng cách xa. Kỹ thuật này thường được dùng để thu âm stereo image của drum kit trong studio, nhưng nó cũng có thể được dùng để thu âm các buổi hòa nhạc, tiếng khán giả trong những concert live, hoặc thậm chí chỉ là tiếng guitar acoustic trong phòng
Micro đóng vai trò quan trọng trong việc thu âm:
Càng nhiều mic, càng nhiều vấn đề. Những thứ như phase, comb filtering và số lượng input sẵn có có thể là vấn đề chính mà người chơi thường gặp phải.
- Micro kick: nên dùng Shure Beta 91a
- Micro snare: nên dùng Shure SM57
- Micro tom: Senheiser e604
Có cần overhead micro để thu âm tại nhà không?
Bạn không cần thiết phải thật sự sở hữu một chiếc, nhưng nên tôi nghĩ là nên có, nếu bạn muốn bản demo có âm thanh chuyên nghiệp. Nếu chỉ sử dụng close mic, các âm thanh của cymbal sẽ không thể lọt vào bản mix. Đó là bởi vì: việc sử dụng overhead không chỉ đơn thuần là thu âm âm thanh của cymbal, bạn đang thu âm hoàn toàn entire stereo image của drum kit. Tôi gợi ý dùng spaced pair stereo khi mới sử dụng overhead. Có những kỹ thuật khác (như XY, recorder man,..) nhưng tôi khuyến khích sử dụng spaced pair, vì đây là kỹ thuật dễ nhất.
Các studio không sử dụng micro kit, nhưng cũng không sao cả:
Dù micro kit sẽ giúp bạn làm mọi thứ dễ dàng hơn, nhưng các studio thu âm nổi tiếng không hoàn toàn phụ thuộc vào các pre-packaged kit khi lựa chọn mic. Bạn sẽ tìm thấy đa dạng các loại micro khác nhau từ các hãng và nhà sản xuất khác nhau. Nếu bạn đơn thuần chỉ đang học cách thu âm video YouTube, thì việc đầu tư một set micro là rất đáng. Giả sử như bạn mua Shure DMK57. Sản phẩm này có tất cả mọi thứ bạn cần để có thể thực hiện được kỹ thuật close-miked. Bạn có thể sẽ sử dụng những micro chiếc micro này trong một thời gian rất dài, nhưng có lẽ bạn sẽ cần mua thêm overhead mic. Các pack mà tôi đã đề cập đến ở phía trên cũng bao gồm overhead, nhưng tôi nghĩ về sau thì bạn cũng sẽ muốn mua overhead riêng biệt.
Drum micro kit để thu âm live:
Thu âm live dễ hơn thu âm trong studio. Những chiếc micro này cần thêm độ đàn hồi vì chúng dễ bị rơi, thất lạc hoặc trượt tay.
Nhìn chung, trừ khi bạn chơi cho một ban nhạc rock chuyên nghiệp, thì đây là một ý tưởng tốt để đầu tư thêm 200 đô-la vào việc mua thêm những chiếc micro riêng biệt, dành riêng cho việc đi tour. Chiếc e604 của Sennheiser hoàn toàn phù hợp cho việc trên. Đối với những người mới chơi, họ sẽ bán e640 theo pack ba chiếc. Và rồi bạn chắc chắn sẽ muốn sở hữu thật nhiều chiếc micro này thôi, vì chúng thật sự vô cùng linh hoạt: bạn có thể kẹp chúng vào hầu hết tất cả các loại drum rim. Cá nhân tôi đã sử dụng chiếc micro này khá lâu, và đủ để biết rằng chúng chính là sự lựa chọn phù hợp cho các buổi live lưu diễn, chúng có thể được sử dụng với micro tom, thậm chí là trống snare. e604 cũng bao gồm trong gói sản phẩm của Sennheiser.
Kick in và Kick out nghĩa là gì?
Khi bước vào thế giới thu âm live, bạn sẽ sớm nhận ra rằng phần lớn các kỹ sư âm thanh thường dùng 2 loại micro khác nhau trên trống bass: kick in và kick out. Micro kick in thường là loại micro có độ nhạy cao, ví dự như chiếc Beta 91a. Loại micro này có low end mỏng hơn, cung cấp các tiếng attack giòn giã hơn so với micro dynamic. Tôi thường dùng và yêu thích Beta 91a. Có một công ty nổi tiếng tên là Kelly SHU, thường chuyên sản xuất hệ thống internal mounting cho loại micro này. Micro kick của tôi luôn luôn nằm trong trống bass và tôi không phải lấy chúng ra ngoài bất cứ một lần nào kể từ khi tôi mua Kelly SHU.
Micro kick out là loại mà chúng ta thấy quen thuộc nhất, đặc biệt là chiếc Beta 52 đến từ hãng Shure. Loại micro dynamicro này thu âm lại toàn bộ các âm thanh low end của kick drum và ít những âm attack. Tín hiệu của cả hai micro được trộn lẫn với nhau để tạo ra âm thanh kick drum siêu lớn mà bạn thường nghe thấy ở những show nhạc rock.
Overhead: Bạn có thể sẽ nghĩ rằng “tôi đã có snare, tom, kick micro rồi, còn cần gì nữa không?”. Overhead micro sẽ làm bạn phải ngạc nhiên tột độ! Bạn không những nghe được rõ ràng âm thanh của cymbal, mà còn có thể nghe được toàn bộ âm thanh của kit với các khoảng sheen high end tuyệt vời (phụ thuộc vào mic, dĩ nhiên rồi). Ở những club nhỏ hoặc ven đường, bạn sẽ không cần phải mua overhead đâu, thậm chí các chuyên gia âm thanh còn khuyến cáo bạn không nên sử dụng nó. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự vẫn muốn dùng thì cũng chẳng sao cả. Việc chơi trống sử dụng duy nhất 1 kỹ thuật close-mike sẽ khá đơn điệu. Các chuyên gia âm thanh sẽ không gửi các overhead channels qua PA và điều đó hoàn toàn không sao cả
Có cần một chiếc micro riêng cho hi-hat và snare bottom khi chơi live không?
Trừ khi chơi ở những club hơn 300 khách hàng tối ra thì câu trả lời là không. Nhưng nếu vẫn muốn thì cũng chả sao cả! Tôi thường đùa với các chuyên gia âm thanh về việc thêm hi-hat về bản mix. Không một ai muốn thêm hi-hat vào bản live cả! Nhiều chuyên gia âm thanh cũng khá thích dùng micro cho snare bottom, nhưng tôi không nghĩ bạn sẽ cần đến nó đâu. Khả năng cao là nếu họ muốn sử dụng một chiếc, thì họ sẽ dùng SM57.
Đừng đánh giá nhẹ sức mạnh của crowd mic: nếu sử dụng tai nghe trong thì bạn hẳn là biết đến crowd mic. Crowd micro chĩa vào khán giả, thu nhặt những âm thanh trong phòng, cả stereo và mono, phụ thuộc vào setup hiện tại của bạn. Bản live mix của bạn đôi khi sẽ cho cảm giác hơi thiếu khoảng lặng (kể cả với artificial reverb)Một cặp SM57 có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó, nhưng KSM137 sẽ là một sự lựa chọn tốt hơn
Tại sao bạn chưa cần sử dụng đến drum micro kit:
Không phải tất cả các tay trống đều cần đến micro drum ngay lập tức. Nếu chỉ chơi trong band và ở những show địa phương thì bạn sẽ chưa cần đến drum micro đâu. Các club địa phương đã sẵn có micro cho các buổi biểu diễn của bạn, nên thật ra thì bạn chỉ cần đem trống theo thôi
Micro chất lượng kém trá hình: hãy tránh xa những sản phẩm có giá rẻ. Pyle Pro là một ví dụ điển hình cho điều này. Tôi không bao giờ gợi ý sản phẩm này cho bất cứ ai, trừ khi bạn cực kỳ gặp trở ngại về kinh tế. Các micro này nhìn khá giống với hãng Shure nhưng chúng cho âm thanh rất mỏng và dễ dàng gãy nếu tác động lực quá nhiều.
Bảo vệ mic: Tất cả các drum micro kit đều đi kèm với case bảo vệ. Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi thì những chiếc case này có chất lượng rất tệ hại. Nhiều người dùng hard case, như case của Pelican, và vì có chất lượng cao nên chúng có giá đắt kinh khủng khiếp. Nếu ở trong trường hợp bắt buộc phải mua micro kit, ví dụ như sử dụng hệ thống điều khiển tai nghe trong, thì tôi nghĩ rằng bạn nên mang micro riêng của mình đến các show. Hãy hẹn trước với các club và các kỹ thuật viên âm thanh một vài ngày diễn ra show, để họ biết được bạn sẽ mang những gì.
Xem thêm: