Đàn Piano Hoạt Động Như Thế Nào
Tư Vấn Đàn Piano

Đàn Piano Hoạt Động Như Thế Nào

Bạn đã từng chơi 1 cây piano acoustic bao giờ chưa? Nếu câu trả lời là chưa, vậy thì tôi khuyến khích bạn nên thử 1 lần bởi đó sẽ là 1 trải nghiệm vô cùng xứng đáng! Piano acoustic đem đến cho bạn 1 trải nghiệm hoàn toàn khác biệt so với các nhạc cụ điện tử khác, kể cả với những nhạc cụ acoustic có kích cỡ nhỏ như guitar, bởi âm thanh của cây đàn sẽ lấp đầy mọi ngóc ngách của căn phòng, bao bọc bạn trong những giai điệu du dương tuỳ theo lực nhấn phím đàn của bạn- hoặc là trầm bổng vang vọng, hoặc là tinh tế nhẹ nhàng. Đây cũng là 1 trong những điều giúp phân biệt giữa đàn piano và đàn harpsichord hoặc clavichord. Hay nói cách khác, chính cái tên piano của cây đàn (viết tắt của pianoforte - theo tiếng Ý nghĩa là “êm/vang”) đã toát lên toàn bộ đặc điểm của nó.

Dù vậy cấu trúc kỹ thuật của piano đã gần như không thay đổi kể từ thiết kế piano đầu tiên của Bartolomeo Cristofori được ra mắt vào năm 1700: sự chuyển động của một loạt các phím khiến búa đàn chạm vào dây thép, mỗi phím tượng trưng cho một nốt nhạc cụ thể, tạo nên sự rung động được khuếch đại bởi bảng âm thanh - một bộ cộng hưởng bằng gỗ lớn được thiết kế để phát ra âm lượng lớn trên dải tần số rộng. Đó dĩ nhiên là 1 đoạn miêu tả được tinh giản hết mức có thể về cách hoạt động của đàn piano. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về những gì xảy ra trong khoảng thời gian 1 phần triệu giây kể từ khi bạn nhấn phím đàn và nghe thấy tiếng đàn.

The action

Về cơ bản, cơ chế búa đàn đập vào dây đàn khi nhấn phím đàn được gọi là action của piano. Phím đàn đơn giản là những miếng gỗ dài, đóng vai trò như đòn bẩy. Khi chuyển động xuống dưới (do bị va đập), nó tạo ra một phản ứng dây chuyền, theo đó một loạt các bộ phận phức tạp tác động để đẩy búa về phía sợi dây. Thiết kế nguyên bản piano của Cristofori bao gồm cơ chế escapement, cho phép búa đàn “văng” vào dây. Tuy đây là một phát kiến vĩ đại, nhưng việc lặp lại các nốt mà không thả hết phím là không điều thể đối với các nghệ sĩ piano. Vấn đề này sau đó đã được giải quyết bởi hệ thống double escapement, được tạo ra bởi Sébastien Erard vào đầu những năm 1800. Hệ thống có đòn bẩy lặp “repetition lever” - 1 bộ phận giúp bắt búa đàn và cố định chúng trong toàn bộ khoảng thời gian còn lại của cơ chế hoạt động, nên họ có thể hoàn toàn thả hết phím mà vẫn reset được action. Khi sử dụng cơ chế double escapement (hiện nay được áp dụng phổ biến nhất ở những cây đàn piano grand hiện đại, bao gồm toàn bộ các cây đàn của Yamaha), người chơi có thể lặp lại các nốt tới 15 lần trong 1 giây.

Dampers

Ngoại trừ những nốt cao nhất ( thường sẽ nhỏ đi dần về sau do độ ngắn của dây), mỗi dây đàn piano đều có damper nằm ở phía trên. Nếu không có damper, tất cả các dây đàn sẽ rung cùng lúc với nhau mỗi khi chúng ta nhấn bất kỳ phím đàn nào, và chắc chắn sẽ tạo nên 1 âm thanh hỗn độn ồn ào. Hiệu ứng âm thanh này có thể được tạo ra bằng cách dẫm lên pedal của piano, mặc dù tiết chế sử dụng trong đa số các trường hợp. Khi nhấn 1 phím đàn, damper nhấc khỏi dây đàn tương ứng, cho phép sơi dây rung và tạo ra âm thanh. Ngay khi bạn nhấc tay khỏi phím đàn, damper sẽ nằm lại vị trí ban đầu, lập tức giữ dây đàn về trạng thái tĩnh. Damper là lý do vì sao bạn chỉ nghe được cây đàn phát ra âm thanh khi và chỉ khi nhấn phím.

Pedal

Một cây đàn piano có 3 chiếc pedal, mỗi chiếc được thiết kế theo 1 cách khác nhau nhằm thay đổi cao độ âm thanh theo những cách khác nhau. Như đã đề cập ở phần trên, pedal damper nằm ở phía bên phải (thường được biết đến là pedal ngân tiếng) kéo dài âm thanh của đàn bằng cách nhấc toàn bộ damper khỏi dây, cho phép dây rung tự do. Ở những chiếc piano grand, pedal sostenuto ở giữa đóng vai trò như một chiếc damper chọn lọc, cho phép những chiếc damper đã được nâng lên (bởi nhấn phím đàn) duy trì trạng thái lơ lửng; những damper còn lại sẽ giữ nguyên vị trí cố định. Kết quả là những nốt bạn chơi trong khi nhấn pedal sẽ tiếp tục vang ngay cả sau khi bạn đã nhấc ngón tay khỏi phím đàn, trong khi không ảnh hưởng tới cao độ của bất kỳ nốt mới nào. Và cuối cùng, chiếc pedal una corda nằm ở phía bên phải thay đổi âm thanh của chiếc đàn bằng cách nhấc toàn bộ bảng phím đàn và action dịch sang bên phải, nên búa đàn sẽ không chạm tới toàn bộ các dây đàn. Điều này cũng tạo ra hiệu ứng búa đàn đập vào dây bằng các phần đầu búa khác nhau và mềm hơn, ảnh hưởng đến âm thanh của đàn. Thông thường, một người nghệ sĩ chơi piano giàu kinh nghiệm sẽ sử dụng chiếc pedal này để tạo ra đa dạng chất lượng âm thanh khác nhau, và những nhà soạn nhạc sẽ sử dụng toàn bộ bộ pê đan để tạo ra những hiệu ứng ngoạn mục. Hãy nhớ rằng, ở những chiếc piano dạng đứng, 2 trong số các pedal có tên gọi và các chức năng khác nhau. Việc dẫm lên pedal trái ( thường được gọi là pedal mềm) khiến búa đàn di chuyển gần hơn tới dây đàn, giảm nhẹ âm thanh của đàn. Trong khi đó, dẫm lên pedal giữa (thường được gọi là pedal muffler hoặc practice) sẽ kích hoạt 1 miếng nỉ mỏng chèn vào giữa vị trí búa và dây, do đó làm tắt âm thanh (Pê đan duy trì phía bên phải hoạt động y hệt như ở những cây đàn piano grand).

Dây đàn

Khi bị tác động bởi búa, dây đàn piano rung động để tạo ra âm thanh. Độ thấp hoặc cao của nốt phụ thuộc vào độ dài, độ đặc và độ căng dây. Những dây nốt cao thường ngắn hơn và mỏng hơn, trong khi những dây nốt thấp thường dài hơn và dày hơn. Các thông số kỹ thuật của độ dài, đường kính và độ căng dây được gọi là scale. Cùng với những khía cạnh thiết kế khác, tất cả những điều này tạo nên sự độc đáo về âm thanh của các cây đàn piano. Mặc dù 1 chiếc piano hiện đại có 88 phím, nhưng có tới hơn 88 sợi dây đàn nằm ở phía trong. Trên thực tế, một chiếc piano tiêu chuẩn có thể có tới 230 dây. Đó là vì phần lớn các nốt cao cần tới sự rung của 3 dây cùng lúc, trong khi những nốt trung và nốt trầm cần tới 2 dây, và chỉ những nốt trầm nhất mới sử dụng 1 dây. Việc sử dụng nhiều dây cho hầu hết các nốt là một phần không thể thiếu trong âm thanh của đàn piano vì không có hai (hoặc ba) dây nào có thể được điều chỉnh chính xác như nhau, ngay cả khi việc điều chỉnh được thực hiện bởi một chuyên gia có tay nghề cao. Sự khác biệt rất nhỏ giữa hai hoặc ba dây được đánh có tác dụng mở rộng và phong phú âm thanh.

Bảng phím đàn (Soundboard)

Trên nhiều khía cạnh khác nhau, bảng phím đàn được coi là trái tim của 1 chiếc piano. Nó là 1 mảnh gỗ mỏng (ở những cây đàn piano Yamaha, chúng được làm từ gỗ Alaskan Sitka, Spruce Nhật hoặc Roman tuyển chọn), đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao năng lượng rung từ dây đàn thành những âm thanh vang và đa dạng. Soundboard của piano được làm từ gỗ (chứ không phải kim loại hay chất liệu khác), bởi theo một cách tự nhiên, gỗ có khả năng khuếch đại âm thanh ở tần số thấp đồng thời làm giảm những âm thanh ở tần số cao. Hay nói cách khác, soundboard giúp củng cố những rung động âm thanh trầm ấm, đồng thời hạn chế những rung động không đáng có. Quả là 1 phát minh kỳ công!

Vai trò của kỹ thuật viên piano

Các kỹ thuật viên piano được đào tạo để điều chỉnh đàn piano và thực hiện bảo trì cơ bản cũng như chẩn đoán và khắc phục các sự cố. Kỹ năng của họ có thể có tác động lớn không chỉ đối với khả năng chơi mà còn là âm sắc của một cây đàn piano - ví dụ như, lý do của việc cây đàn không thể giữ được nhịp điệu.

David Durben, Chuyên gia trưởng Dịch vụ Piano của Tập đoàn Yamaha Hoa Kỳ cho biết: “Một kỹ thuật viên được đào tạo bài bản và tận tâm thực sự có thể giúp kéo dài tuổi thọ của một cây đàn piano. "Người giúp bạn làm điều này nên được cân nhắc cẩn thận về khả năng để thực hiện các nhiệm vụ điều chỉnh và bảo trì cần thiết, đồng thời cũng phải là người có khả năng giao tiếp tốt với bạn, giúp đáp ứng nhu cầu của bạn một cách hiệu quả."

Cấu trúc phức tạp - âm thanh cầu kỳ


Như bạn có thể thấy từ hình minh họa ở trên, đàn piano là một nhạc cụ rất phức tạp, được cấu tạo từ hàng nghìn bộ phận, với hàng chục bộ phận chỉ riêng cho mỗi phím! Khi các vật liệu chất lượng được sử dụng cùng với tay nghề thủ công của chuyên gia, một cây đàn piano acoustic mang đến âm thanh vừa độc đáo vừa hấp dẫn về mặt âm nhạc.

Bình Luận

Xin lưu ý, ​​cần phải được phê duyệt trước khi hiển thị.